Cửa kéo luôn là những lựa chọn phổ biến trong suốt nhiều năm qua tại Việt Nam, loại cửa này có giá phù hợp với đa số khách hàng mà vẫn đảm bảo được tính an toàn, thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Tuy nhiên, sau nhiều năm sử dụng thì cửa kéo thường xuất hiện hư hỏng do gỉ sét, bị mòn,… Vậy khi nào nến sửa cửa kéo tại nhà? Cùng AloDoor tìm hiểu trong bài viết này nhé:
Nguyên nhân xuất hiện hư hỏng
Để có thể tự sửa cửa kéo tại nhà, bạn cần biết được nguyên nhân hư hỏng và cách khắc phục hiệu quả nhất.
Sau đây là một số nguyên nhân hư hỏng thường gặp của cửa kéo:
- Thời tiết: với các công nghệ cửa cũ, cửa kéo mạ màu thường dễ gặp sự cố khi gặp thời tiết khắc nghiệt. Cửa kéo có thể bị giãn, nở khiến cho quá trình vận hành không được suôn sẻ mà thường hay bị kẹt.
- Hao mòn: Cửa kéo không được bảo dưỡng một cách thường xuyên, làm cho phụ kiện cửa kéo bị hao mòn nhanh hơn, cửa không còn cứng cáp như ban đầu.
- Gỉ sét: Những bộ cửa không được sơn tĩnh điện thường bị gỉ sét rất nhiều sau vài năm sử dụng. Điều này làm cho cửa vận hành phát ra tiếng kêu khó chịu, mất đi tính thẩm mỹ của ngôi nhà.
- Bị gãy, hư phụ kiện: Một số bộ phận bị hỏng khi cửa bị va chạm mạnh với những vật khác, hoặc có thể do bị gì đó tông trực tiếp vào, làm cửa bị biến dạng hoặc gãy nhíp.
Bạn có thể tự sửa cửa kéo khi nào?
Không phải lúc nào bạn cũng cần gọi thợ sửa cửa, một số trường hợp bạn có thể tự làm tại nhà.
- Bị kẹt: kiểm tra đường rày, máng xem có bị kẹt vật cản hay không. Có thể cửa đang bị kẹt bởi sỏi, đá, rác,… Bạn nên kiểm tra và vệ sinh.
- Phát ra tiếng khó chịu: có thể cửa đã bắt đầu bị gỉ sét, bạn có thể tra dầu bôi trơn và chống gỉ sét RP7 để cải thiện. Nên tra dầu mỗi năm 1 – 2 lần để tăng tuổi thọ cho bộ cửa.
Những dấu hiệu bạn nên gọi thợ sửa cửa
Theo kinh nghiệm của AloDoor, việc gọi thợ đến sửa cửa sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí hơn. Một số dấu hiệu như:
- Cửa kéo bị biến dạng hoặc đứt gãy thanh U của cửa sắt do các va chạm hay đã được sử dụng quá lâu nên bị hỏng chốt ở đầu hoặc cuối thanh U.
- Những nhíp nằm ở cửa bị đứt, gãy hay có thể bị lệch so với những nhíp khác nên khiến cho toàn bộ cửa không được chắc chắn và có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm không thể đoán trước được.
- Hư phụ kiện, đứt gãy phụ kiện, hư bánh răng, bạc đạn.
- Bộ phận lá của cửa bị đã móp, méo hoặc bị cong, vênh,…
- Những bộ phận khác như nhựa đầu đã bị hỏng, không còn nằm nguyên trong trục khiến cho việc đóng mở cửa trở nên khó khăn
- Hộp khóa, hoặc bát khóa đã bị nứt, đứt hoặc méo hay đã bị trộm phá khóa dẫn đến việc hư hỏng trở nên nặng nề hơn, nên cần phải thay nhanh chóng để bảo vệ an toàn tuyệt đối cho bạn và gia đình của mình
- Rày máng bị gỉ sét cần thay thế.
Các vấn đề này cần tháo cửa ra để khắc phục, do đó bạn cần thợ có tay nghề tốt, tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
Nếu cửa đã sử dụng trên 10 năm thì bạn có thể cân nhắc thay thế một bộ cửa mới, sử dụng các công nghệ mới cho cửa an toàn và thẩm mỹ hơn.
Bạn cần sửa cửa cuốn 24/24 hoặc sửa cửa kéo 24h tại TpHCM. Hãy liên hệ 0914 625 045 (Lý)
Lời kết
Qua bài viết này, AloDoor hi vọng có thể giải đáp được thắc mắc có nên tự sửa cửa kéo tại nhà không? Khi nào thì nên tự sửa và khi nào cần thuê thợ.
Hiện nay, AloDoor có cung cấp cửa kéo Đài Loan và cửa kéo Đức với công nghệ sơn tĩnh điện. Giúp cửa bền màu hơn 10 năm, chống trầy xước tốt.
Nếu quý khách cần tư vấn thêm về cửa kéo, cửa cuốn vui lòng liên hệ với AloDoor qua số điện thoại: 0914 625 045.